Một website được cấu thành bởi 3 thành phần: hosting, domain và source code. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu source code (Mã nguồn) là gì và các loại mã nguồn nguồn phổ biến khi làm web. Đầu tiên chúng ta hãy cùng làm rõ khái niệm source code web.
Định nghĩa về Source Code
Source Code, hay còn gọi là mã nguồn, được hiểu là một thành phần cơ bản của chương trình máy tính được tạo ra bởi các lập trình viên khi sử dụng một ngôn ngữ lập trình nhất định (ví dụ PHP, Java, C, Ruby…).
Source Code sẽ tập hợp nhiều dòng lệnh để tạo nên một thao tác nào đó trên website. Ví dụ bấm vào nút Search hay click vào ô “Send” trong form đăng ký. Khi người dùng truy cập vào website và thực hiện thao tác đó thì dòng lệnh sẽ được khởi động, thực thi và trả về kết quả như đã lập trình trước đó. Bấm nút Search thì màn hình sẽ chuyển về trang kết quả tìm kiếm. Click vào ô “Send” thì màn hình sẽ hiển thị dòng chữ “Bạn đã gửi đơn đăng ký thành công”.
Với những ngôn ngữ lập trình Script như JavaScript thì thuật ngữ source code không được áp dụng do nó chỉ có một dạng mã nhất định.
Vai trò của Source Code trong thiết kế website
Website sẽ chỉ là một trang chết nếu không có sự tương tác với người dùng. Họ truy cập vào website và thực hiện rất nhiều thao tác, tương ứng với nhiều câu lệnh khác nhau. Nhằm phục vụ cho nhu cầu của mình (xem tin tức, đọc profile công ty, order mỹ phẩm v.v..). Những thao tác đó bao gồm những hành động đơn giản như kéo chuột, rê chuột, nhấp đúp cho đến phức tạp như cho hàng vào giỏ, điền thông tin vào form, download ebook, tìm kiếm tài liệu v.v..
Source Code tạo nên quy trình mua hàng online trên web
Để làm được những điều trên thì cần Source Code. Làm website càng đồ sộ, phức tạp và độc đáo thì cần trình độ của lập trình viên phải cứng, dày kinh nghiệm và tính sáng tạo cao. Ngoài ra, một website có thiết kế UX/UI chuẩn không đều phụ thuộc vào chất lượng của Source Code.
Các loại mã nguồn phổ biến khi làm website
Có hai loại mã nguồn là mã nguồn độc quyền và mã nguồn mở. Mã nguồn độc quyền ví dụ như Microsoft, Adobe mà người dùng không thể điều chỉnh theo ý mình. Mã nguồn mở thì ngược lại, người dùng có thể tùy ý chỉnh sửa để phục vụ cho mục đích sử dụng riêng.
Khi làm website, người ta thường sử dụng mã nguồn mở hơn. Sau đây là những loại mã nguồn được dùng rất phổ biến:
1. WordPress
Ưu điểm:
– Dễ cài đặt, dễ sử dụng. Những người không biết gì về code vẫn có thể dùng dễ dàng.
– Có kho giao diện và plugin miễn phí, khiến cho WordPress linh động hơn bất kỳ mã nguồn mở với CMS nào khác.
– Có cộng đồng WordPress hùng hậu, giúp bạn giải đáp nhanh các vấn đề khó khăn khi thiết kế website.
– Là nền tảng hỗ trợ SEO tốt nhất hiện tại.
WordPress là nền tảng được nhiều người yêu thích nhất hiện nay
Nhược điểm:
– Nếu website phát triển mạnh thì đòi hỏi lập trình viên phải có kiến thức và tay nghề vững để theo kịp sự phát triển đó trên nền tảng WordPress.
2. Joomla
Ưu điểm:
– Phù hợp cho mọi đối tượng lập trình. Có giao diện đơn giản dành cho cả lập trình viên và quản trị website.
– Có thư viện ứng dụng khổng lồ với hầu hết là miễn phí giúp người dùng có thêm nhiều sự tham khảo và lựa chọn để mở rộng tính năng web.
Nhược điểm:
– Không tốt cho SEO vì mã nguồn này làm SEO kém nhất trong 3 loại CMS (Drupal, WordPress và Joomla)
– Vì có quá nhiều ứng dụng miễn phí nên bạn sẽ phải đắn đo rất nhiều khi lựa chọn và xem xét mức độ phù hợp với web của mình.
– Mã nguồn của Joom tương đối lớn nên sẽ tiêu tốn nhiều tài nguyên của hệ thống.
– Joomla quản lý và điều khiển website khá khó khăn do không có tính năng Multuple Site.
3. Drupal
Ưu điểm:
– Mã nguồn tối ưu giúp tiết kiệm tài nguyên hệ thống và nâng cao hiệu suất hoạt động.
– Tạo điều kiện tối đa cho các lập trình viên phát huy kỹ năng, mở rộng chức năng website mà không bị hạn chế.
– Có giao diện thân thiện với SEO nhưng mức độ chưa bằng WordPress.
– Quản lý và điều khiển nhiều website cùng lúc dễ dàng.
– Joomla chỉ chạy tốt trên server Linux trong khi Drupal và WordPress chạy tốt trên cả 2 server Linux và Windows.
Nhược điểm:
– Không thích hợp với một lập trình viên mới vào nghề, còn non kinh nghiệm.
– Có ít thành phần mở rộng hơn Joomla. Khá là bất tiện mỗi khi có phiên bản mới, bạn phải chờ các nhà cung cấp nâng cấp thành phần mở rộng mới tương thích được.
– Người mới sử dụng sẽ thấy rắc rối khi muốn tìm kiếm hay phán đoán nên dùng thành phần mở rộng nào.
4. WooCommerce, OpenCart, Magento
Ba mã nguồn được dùng phổ biến trong các website thương mại điện tử. Vì chúng hỗ trợ đầy đủ các tính năng bán hàng cho website như thanh toán, đăng ký/đăng nhập, xóa/thêm đơn hàng, tính tổng phí đơn hàng, phí vận chuyển, gửi hóa đơn điện tử tự động về email khách v.v..
WooCommerce là một plugin của WordPress
Trong đó, WooCommerce đặc biệt hơn khi nó chính là 1 plugin – phần mở rộng của WordPress. Vì vậy, nếu bạn đang dùng website trên nền tảng WordPress và muốn thêm chức năng bán hàng trên website. Thì sẽ chẳng gặp khó khăn gì, chỉ cần thêm vào plugin WooCommerce. Bạn tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như chi phí vận hành. (không phải lập một website bán hàng khác)
Một tính năng độc đáo nữa của WooCommerce mà các phần mềm khác không có là one-page checkout. Tính năng này giúp bạn thiết lập sản phẩm và thanh toán trên cùng một trang.
Vậy là bài viết này đã làm rõ được source code web là gì và các loại mã nguồn phổ biến khi làm web. Hy vọng đây sẽ là những kiến thức có ích cho những ai mới tìm hiểu về website.